Tin Vắn
recent

6 tác dụng của trà hoa atisô, quả atiso đỏ mà bạn nên biết?

Từ xưa đến nay, trà luôn được biết đến là một loại thức đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là các loại trà thảo mộc. Trà thảo mộc thường có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, mang lại sức khỏe tốt, tinh thần phơi phới, vẻ ngoài tươi tắn, làn da sáng mịn… Tác dụng của trà atiso cũng giống như vậy, nó là một trong số ít các thảo mộc có thể đáp ứng được những công dụng này, chính vì thế mà nó đã được ưa chuộng sử dụng từ rất lâu đời.
Atiso là một loại rau thường được sử dụng như thực phẩm và cũng được dùng để chế biến món ăn. Những lợi ích cho sức khoẻ mà atiso mang lại là không thể phủ nhận được, atiso là thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao, hoa và lá atiso có  thể được sấy khô và sử dụng để sản xuất trà.


Nếu bạn có điều kiện thì nên sử dụng loại bông atiso khô nguyên chất, để trong nhà nấu nước uống dần rất tốt hặc mua bông tươi về chế biến món ăn, còn trà atiso thì tiện sử dụng hơn nhưng vì có nhiều thành phần hỗn hợp nên hàm lượng atiso chỉ còn ở một mức nào đó. Tuy nhiên cả bông atiso và trà atiso đều có ích cho sức khoẻ.


Theo nghiên cứu của Đông y, tác dụng của atiso là hỗ trợ, điều trị và phòng ngừa 05 lọai bệnh có nguy cơ tử vong cao, đó là: bệnh đột quỵ, ung thư, tim mạch, tiểu đường và xơ vữa động mạch
Đôi chút về lịch sử cây Atisô 
Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.

Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.
Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.


Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến nước Anh.
Atisô được coi là "thần dược" đối với gan, nó giúp làm sạch gan, giải nhiệt, giúp phục hồi chức năng gan. Trà Atisô có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là với gan. Dưới đây là các tác dụng của Atisô, trà Atisô, và một số chú ý khi sử dung Atisô sao cho đúng cách, bài thuốc dân gian từ atiso.

1. Tác dụng của trà Atisô mà bạn nên biết

Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong Atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, Atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Giảm cholesterol xấu: Các thành phần hóa học có trong lá của Atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase (hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Ngăn ngừa ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây Atisô cho thấy, Atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá Atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
2. Một số chú ý khi sử dung Atisô sao cho đúng cách:
Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…
- Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
- Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
- Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
- Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.
- Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.


Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.
Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.
3. Bài thuốc dân gian từ Atisô
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin. Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp.Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 - 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.
Người ta còn dùng thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng trị bệnh tiểu đường
Bài 1: Thân cây atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.
Bài 2: Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà
Bài 3: Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.
Bài 4: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò..Cách làm: Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị. 
Hoa atisô: 1 hoa tách rời tùng cánh, rủa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bót phần đầu cánh cứng. Rửa thật kỹ dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn.Hành lá rửa sạch, để ráo, xắt ngắn. Đặt nồi nước lên bếp, cho 1 củ hành tím vàn nước cho thơm. Nước sôi cho giò heo vào nồi nấu tiếp. 
Chú ý không đậy nắp nồi để giữ cho nước canh trong. Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi ra. Để lửa nhỏ, nước canh sôi lăn tăn vào khoảng 45 phút. Cho hoa atisô vào nồi hầm tiếp khoảng 20 phút nữa. Nêm gia vị, nước mắm vào bột ngọt cho vừa ăn. 
Nhắc xuống, múc giò heo hầm ra tô lớn. Đặt hoa atisô ở giữa, xung quanh rắc tiêu, hành ngò. Món giò heo hầm atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.
Bài 5: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3-4 liệu trình.
Bài 6: Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt. Hoa atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô, khoai tây, cà rốt làm sạch, cắt thành miếng, xương sườn lợn rủa sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho ninh nhừ, tiếp theo cho khoai tây, cà rốt, hoa atisô vào đảo đều, đun tiếp khi thức ăn đã nhừ đem dùng, có thể ăn với cơm, bánh mì, bún v.v...Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.
Bài 7: Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc. Hoa atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 100ml nước (lọc như lọc cua). Gan lợn làm sạch thái miếng ướp gia vị, sau 30 phút khi nước atisô đã đun sôi thả gan vàn đậy kín vung, bắc nồi ra khỏi bếp, khoảng 20 phút sau là dùng được. Có thể cho gan vào nước atisô, đem hấp cách thủy. Có thể dùng với cơm, bánh mì, bún, ngày ăn 1 - 2 lần, ăn liền 5 - 10 ngày.
Lưu ý: Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.
Ngoài ra còn có trà hoa atiso đỏ(Hibiscus) có công dụng chữ bệnh tuyệt vời mà bạn chưa biết hôm nay Diva gốm sứ sẽ giới thiệu với bạn đọc cùng với chủ đề trà Atiso ở trên nhé:
Hoa atiso đỏ là loài cây quen thuộc thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, không nhiều người biết loài cây này còn có tác dụng chữa một số bệnh rất tốt. Hoa atiso đỏ rất giàu dinh dưỡng, thành phần chứa các axit và protein, vitamin C cùng những chất có tính kháng sinh khác. Hạt atiso đỏ chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và 7% chất khoáng. Theo một số nghiên cứu, dầu trong hạt hoa atiso đỏ có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Vitamin và các chất béo không no có trong nó cũng có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người đang ăn kiêng.

Hoa atiso đỏ có chứa một số chất có tính kháng sinh, do đó nó được dân gian dùng như một phương thuốc thảo dược trị ho, viêm họng bằng cách lấy đài hoa atiso đỏ chưng lẫn đường phèn, mật ong lấy nước uống vài lần/ngày. Sử dụng hoa atio đỏ thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa ho, cảm cúm.
Atioso đỏ cũng chứa nhiều Bioflavonoids, một chất chống ô xy hóa ngăn cản quá trình ô xy hóa lipoprotein, giúp hạ huyết áp. Nhiều người bị huyết áp cao thường uống trà chế từ hoa atiso đỏ mỗi ngày để giảm huyết áp.
Gần đây, các nhà nghiên cứu Malaysia đã phát hiện ra nước ép từ đài tươi của atiso đỏ rất bổ dưỡng, có tác dụng ngừa ung thư. Ở Thái lan, lá đài atiso đỏ là loại cây thuốc được phơi khô sắc uống giúp lợi tiểu, ngừa sỏi thận.

Hoa Atiso đỏ được nhiều người sử dụng như một phương thuốc chữa ho, viêm họng. Ảnh: Internet
Hoa atiso đỏ rửa sạch, để ráo có thể làm mứt. Hoặc ngâm cùng đường trắng làm thức uống mát gan, giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy ở trẻ…
Đối với những người mập đang muốn giảm cân, trà atiso đỏ là một lựa chọn khá đúng đắn vì atiso đỏ có tác dụng ức chế men amylase, một enzym có thể phá hủy nhanh lượng tinh bột thừa trong cơ thể. Thường xuyên uống trà atiso đỏ sẽ ngăn chặn được sự hấp thu quá nhiều carbohydrate vào cơ thể.
Hoa atiso đỏ có chứa nhiều vitamin C, do đó ngoài tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể nó còn có tác dụng nhất định trong việc giúp làn da được trắng hồng mịn màng. Chị em phụ nữ không nên bỏ qua cách làm đẹp da đơn giản này bằng cách uống trà atiso đỏ hoặc siro hoa atiso đỏ mỗi ngày.
Cách ngâm siro hoa atiso đỏ:
Trái atiso đỏ mua về tách riêng đài hoa để ngâm siro, còn hạt ở trong thì có thể nấu nước uống như uống trà. Thường 1 kg trái tách ra được nửa kg đài hoa.
Đài hoa tách xong đem rửa, ngâm với nước muối loãng cho sạch, để ráo. Chuẩn bị một bình thủy tinh, tránh bình nhựa vì khi ngâm, nhựa thôi ra ngấm vào siro không tốt cho sức khỏe.
Siro hoa atiso đỏ là loại nước giải khát thanh nhiệt, mát gan. Ảnh: Internet
Thông thường, khi ngâm siro, tỉ lệ đường và hoa là 1:1 (tức 1kg hoa ngâm với 1kg đường). Ban đầu rải một lớp đường dưới đáy bình, trải lên đó một lớp hoa, rồi lại một lớp đường, cứ như vậy cho đến hết và phủ trên cùng là một lớp đường. Sau đó lấy vỉ ép chặt xuống để hoa không bị trồi lên trên, gây mốc.
Hoa atiso rất dễ ngót, chỉ ngâm qua một đêm là chúng đã ngót còn một nửa. Lúc này cần ép chặt vỉ xuống theo mức ngót của hoa và đường. Đậy chặt nắp bình để 3-4 tuần là có thể dùng được. Lúc này bạn vớt xác hoa ra để ráo, ngào với đường làm mứt ăn dần. Nước màu đỏ tươi có thể bảo quản ngay trong bình. Mỗi khi dùng pha thêm nước lọc thành nước uống thanh nhiệt, mát gan có hương vị rất thơm ngon.
Hơn thế DIVA Gốm Sứ giới thiệu đến bạn đọc một số cách pha chế hoa atiso đỏ ngon tuyệt mà còn rất tốt cho sức khỏe nữa.



Trà atiso đỏ khô: chúng ta lấy 1 nhúm hoa atiso đỏ khô cho vào bình nước sôi, hãm trà khoảng 10 – 20 phút là có thể thưởng thức được. Trà này có chua tự nhiên nên bạn có thể thêm đường hoặc mật ong để trà ngon hơn.
Trà từ hoa atiso đỏ tươi: sau khi mua về, tách hạt đi rồi rửa sạch hoa và để cho ráo nước. Đun nước sôi, sau đó cho đài quả đã rửa sạch vào, cho thêm một vài lát gừng, một chút đường hoặc mât ong sau đó khuấy đều và thưởng thức.
Siro hoa atiso đỏ: hoa tươi sau khi mua về, ta cũng tách hạt đi rồi rửa sạch hoa và để cho ráo nước. Cứ 1 kg hoa tươi thì dùng 800g đường để ngâm. Lấy 1 cái bình rửa sạch và lau cho thật khô, xếp hoa atiso đỏ vào, cứ 1 lớp hoa ta cho 1 lớp đường, xong hết thì ta đậy chặt nắp lại và giữ chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào trong vòng 5 – 7 ngày để đường tan hết. Vớt cánh hoa ra khỏi siro, siro này có thể dùng ngay nhưng để giữ được lâu, ta sẽ bắt lên bếp với lửa nhỏ cho đến khi siro sôi thì tắt bếp, đợi nguội, cho vào chai và dùng dần. Với cánh hoa, ta có thể sên thành mứt, ăn cũng rất ngon.
Rượu atiso đỏ: hoa atiso đỏ sau khi mua về ta cũng tách hạt, rửa sạch rồi để cho thật khô ráo. Xếp hoa vào bình thủy tinh sạch và khô, sau đó từ từ đổ rượu vào và cất bình nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 3 tháng là dùng được.
Sưu tầm 
Unknown

Unknown

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.
Tắt