Tin Vắn
recent

Kiến thức tình nguyện: Sơ cứu người bị ngất

Những hướng dẫn sau sẽ giúp các bạn thiện nguyện viên có khả năng sơ cứu người bị ngất xỉu trong các buổi hoạt động tập thể.
Trong những buổi hoạt động tình nguyện đông người trong phòng kín, ngoài trời nắng, nóng rất có thể sẽ xảy ra trường hợp người bị ngất do cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, thiếu ôxy, bệnh tim hay say nóng, say nắng... Gặp tình huống này, các tình nguyện viên cần để người bệnh nằm thấp đầu ở nơi thoáng khí, yên tĩnh; nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông.

Các tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh bị ngất vì quá căng thẳng trong kỳ thi đại học.
Triệu chứng của ngất: Người bệnh tự nhiên thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... rồi ngã lăn ra; có khi toát mồ hôi, da nhợt nhạt, chân tay lạnh. Tuần hoàn và hô hấp ngừng hoặc rất yếu, huyết áp hạ, đồng tử giãn.
Sau khi đặt bệnh nhân nằm và nới lỏng quần áo, cần xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt, xoa bóp bằng cồn long não, cho ngửi amoniac, giấm...
Một số bài thuốc Nam có thể đem lại hiệu quả trong việc chữa ngất
- Gây hắt hơi: Quả bồ kết nướng giòn, tán mịn, thổi nhẹ vào 2 lỗ mũi; hoặc đốt bồ kết, thổi khói vào 2 lỗ mũi. Cũng có thể dùng lông gà ngoáy kích thích niêm mạc trong mũi để gây hắt hơi.
- Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12 g, tỏi 4 g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.
Sơ cứu bằng bấm huyệt (hướng dẫn vị trí các huyệt mời xem cuối bài):
Đối với người bị ngất nhẹ:
+) Bấm từ 30 đến 35 lần huyệt Hợp Cốc
+) Bấm vào huyệt Nhân Trung đến khi nào nạn nhân tỉnh. Chú ý là khi bấm vào huyệt Nhân trung chỉ giữ tay bấm trong vòng 1 giây rồi nhả ra.
Đối với người bị ngất nặng hơn:
Cách 1:
- Bấm từ 30 đến 35 lần huyệt Hợp Cốc
- Bấm vào huyệt Nhân Trung đến khi nào nạn nhân tỉnh. Chú ý lần này tay bấm vào huyệt Nhân Trung giữ lâu hơn (khoảng từ 5 đến 6 giây) rồi nhả ra.
- Sau khi nạn nhân tỉnh nên cho uống nước chè nóng.
Cách 2:
- Trước tiên bấm vào huyệt Ấn Đường từ 15 -> 20 lần.
- Sau đó đưa 2 tay cùng bấm vào huyệt Ấn Đường, rồi từ từ miết đều 2 ngón tay theo đường lông mày đến 2 huyệt Thái Dương (làm như vậy từ 20 -> 25 lần). Đến huyệt Thái Dương thì tiếp tục xoa tròn huyệt này từ 15- 20 lần nữa.
- Cuối cùng tìm huyệt Bách Hội và bấm 20 -> 25 lần.
Chú ý: huyệt Bách Hội là TỬ HUYỆT, nên khi sơ cứu người bị ngất thông thường như thế này chỉ cần bấm vào khoảng 2 giây thì nhả tay ra.
- Các phương pháp sơ cứu người bị nạn cần có được không gian thoáng (tránh túm năm tụm ba); người sơ cứu phải hết sức tập trung; có các điều chỉnh phù hợp với các nạn nhân khác nhau. Sau khi sơ cứu mà chưa thấy người bị nạn hồi tỉnh thì lập tức dùng các biện pháp mạnh hơn. Ví dụ: tát má, chườm khăn lạnh, hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cuối cùng là đưa đi cấp cứu.
Hướng dẫn vị trí các huyệt cơ bản
Kiến thức người tình nguyện sơ cứu người bị ngất
Huyệt Ấn Đường: Là huyệt nằm trên đường chia đôi mặt người và nằm chính giữa hai lông mày
Kiến thức người tình nguyện sơ cứu người bị ngất
Huyệt (Tùng) Thái Dương: Là huyệt cách đuôi lông mày tầm 1 -> 1,5 cm; là chỗ hõm vào của xương sọ
Kiến thức người tình nguyện sơ cứu người bị ngất
Huyệt Bách Hội: Là huyệt nằm ở đỉnh đầu, chỗ giao nhau giữa đường chia đôi đầu và đường nối 2 vị trí cao nhất của 2 tai.
Kiến thức người tình nguyện sơ cứu người bị ngất
Huyệt Nhân Trung: Là huyệt nằm trên rãnh mũi đi qua đường chia đôi đầu
Kiến thức người tình nguyện sơ cứu người bị ngất
Huyệt Hợp Cốc: Là huyệt nằm sát giữa 2 đốt ngón tay cái và ngón tay trỏ

Unknown

Unknown

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.
Tắt